Công
ty thực chất chỉ là một sân khấu nơi có những con người cùng nhau theo đuổi giấc
mơ thành công. Nỗ lực làm việc dưới tầm nhìn và thái độ của lãnh đạo để tạo ra
giá trị cho công ty thì rồi cũng sẽ có một ngày bạn trở thành diễn viên chính
trên sân khấu đó.
Thường
thì những người mới đến họ dễ dàng phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại công
ty, bởi khi mới đến thì họ là người ngoài cuộc, và người ngoài cuộc thì thường
khách quan hơn. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ cứ ở đó mà dửng dưng, than phiền,
trách móc, chế nhạo hay sẽ dùng cái tâm của mình để tìm hiểu đồng thời tích cực
hành động cải thiện những thiếu sót và lỗ hổng đang còn tồn tại đó?
1. Cái “tâm” của bạn đã ở đây chưa?
Có
câu chuyện rằng, đêm động phòng hoa chúc, lúc chú rể đang vui vẻ gỡ khăn che mặt
của cô dâu thì bỗng nhiên cô dâu che miệng cười, chỉ ngón tay về phía tường:
“Nhìn kìa, nhìn kìa, con chuột đang ăn gạo nhà anh kìa.”
Buổi
sáng ngày thứ hai, khi tân lang vẫn còn đang say giấc, tân nương tỉnh dậy, nhìn
thấy con chuột vẫn đang ăn thóc, cô lặng lẽ nhìn con chuột với ánh mắt căm thù:
“Con chuột đáng chết, ai cho mày ăn vụng”. Kèm theo đó là ném chiếc giày về
phía con chuột. Người chồng nằm bên bị tiếng ném làm tỉnh giấc, tuy hơi kinh ngạc
nhưng sau đó anh lại nở nụ cười.
Từ
câu chuyện có vẻ ít liên quan này, chỉ muốn hỏi các nhân viên mới vào làm, thậm
chí là những người đã làm việc được 2,3 năm rằng: năm đó vì sao bạn lại
chọn công việc này? Nếu đã chọn công việc này thì tại sao người ở đây rồi nhưng
tâm thì vẫn chưa ở đây?
2. Bạn đang dốc hết sức hay chỉ đơn giản là cố hết sức?
Một
hôm, thợ săn dẫn chó săn đi cùng. Người thợ săn dùng một mũi tên bắn trúng chân
sau của một chú thỏ, chú thỏ bị thương nhưng vẫn liều mạng chạy. Chó săn nghe
theo lệnh của chủ chạy đuổi theo chú thỏ.
Có
điều đuổi mãi, đuổi mãi, chú thỏ đã biến mất rồi, chú chó săn đành hậm hực quay
về bên chủ. Lúc này thợ săn bắt đầu mắng chú chó: “Mày thật vô dụng, có một chú
thỏ bị thương thôi cũng không bắt được!”. Chú chó nghe xong không phục đáp lại:
“Tôi đã cố gắng hết sức rồi!”
Lại
nói đến chú thỏ bị thương, sau khi về đến động, cả đàn rất ngạc nhiên, xúm lại
hỏi thỏ: “Con chó đó nhìn rất dữ! Cậu còn bị thương nữa, làm sao mà chạy thoát
vậy?” “Con chó đó chỉ đơn giản là đang cố hết sức còn tôi thì lại dốc hết sức
mình! Nó không bắt được tôi thì cùng lắm cũng chỉ ăn mắng, nhưng tôi mà chạy
không thoát thì chỉ có nước mất mạng!”
Con
người vốn dĩ có rất nhiều tiềm năng, nhưng chúng ta lúc nào cũng viện cớ với bản
thân hoặc với người khác rằng: “Thôi, dù sao thì tôi cũng đã cố hết sức rồi”.
“Dốc
hết sức” và “cố hết sức” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như cố
hết sức chỉ đơn giản là nỗ lực, sử dụng năng lực tốt nhất mà mình có đi làm việc
một cách bị động thì dốc hết sức cho thấy bạn không chỉ đầu tư năng lực mà còn
đầu tư cả tinh thần, cả tâm tư của mình, chủ động tiến về phía trước.
Thực
tế cho thấy, để sinh tồn giữa một xã hội cạnh tranh khốc liệt, đâu đâu cũng là
nguy cơ như hiện nay thì chỉ cố hết sức thôi mãi mãi không bao giờ là đủ. Hãy
thường xuyên hỏi bản thân rằng bạn muốn làm một chú chó chỉ đang cố hết sức hay
làm một chú thỏ luôn dốc toàn bộ sức mạnh của mình?
3. Cát sỏi và vàng
Một
đoàn thương nhân cưỡi lạc đà đi trong sa mạc, đột nhiên đâu đó truyền lại một
âm thanh thần bí: “Hãy lấy một nắm cát bỏ vào túi, sau này nó sẽ biến thành
vàng”. Có người nghe xong không thèm tin, có người bán tín bán nghi, lấy một nắm
cho vào túi. Có người thì lại vô cùng tin tưởng, cố gắng lấy càng nhiều cát
càng tốt cho vào túi. Bọn họ tiếp tục lên đường, những người không lấy cát đi rất
nhẹ nhàng, còn những người mang cát theo ngược lại đi rất nặng nề.
Nhiều
ngày trôi qua, đoàn thương nhân đã ra khỏi sa mạc. Những người lấy cát vui mừng
khôn siết khi mở túi ra là những đồng vàng sáng lấp lánh.
Những
hạt cát trong câu chuyện trên giống như trách nhiệm vậy, nó nhắc nhở chúng ta rằng
cần phải biết nắm bắt cơ hội, dũng cảm nhận lấy trách nhiệm, có như vậy mới có
thể biến những hạt cát tầm thường trên sa mạc trở thành vàng. Những người
không biết nắm bắt cơ hội, không sẵn sàng nhận trách nhiệm, mặc dù con đường của
họ sẽ trở nên nhẹ nhàng nhưng thành quả mà họ có được cũng sẽ chỉ xứng đáng với
sự nhẹ nhàng mà họ có.
Thực
ra con người ta sợ nhất là chữ “phiền”. Lúc nào cũng sợ phiền phức, lúc nào
cũng mong muốn một cuộc sống bình yên, không có áp lực. Nhưng bạn cần phải hiểu
rằng phiền phức và áp lực giúp con người ta trưởng thành hơn. Không có công việc
nào nhàn rỗi, ít trách nhiệm mà lương lại cao cả.
Trong
bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, chúng ta thực ra không phải đang làm việc cho
ông chủ mà là đang làm việc vì chính tương lai của chúng ta, ông chủ chỉ là người
trao cho chúng ta cơ hội phát triển và chúng ta phải biết nắm bắt những cơ hội
đó. Học cách tôn trọng nơi làm việc, tôn trọng ông chủ, tôn trọng đồng
nghiệp, đừng chỉ vì lợi ích của các nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả tập
thể.
Đăng nhận xét