Bạn có những mong muốn, những dự định và mục tiêu cho
riêng mình, điều đó chỉ ra thiên hướng sử dụng qũy thời gian của mỗi cá nhân.
Thời gian của đời người là hữu hạn và mỗi người lại có những đam mê khác nhau,
nên cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Và mỗi dự định cũng nên có thứ tự ưu
tiên nhất định, đó là vì sao mà bạn nên có một lịch trình công việc cụ thể. Một
kế hoạch làm việc chính là sự tương thích giữa niềm đam mê và nguyện vọng cá
nhân với thời gian phù hợp mà bạn sở hữu.
Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian của mình:
- Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng để hy sinh thời gian vì nó.
- Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những người trong 18 năm học đã có thể nói được 2 ngoại ngữ, có người không xong nổi tú tài, ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người.
- Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian".
- Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh
- Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý.
Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm được để… nhớ ra lịch làm việc của mình.
Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch:
+ Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian còn lại để làm những gì bạn muốn.
+ Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn. Vâng hôm nay tôi muốn học nấu ăn trước khi làm bài tập hoặc tôi phải đi cắt tóc cái đã trước khi gặp cô bạn mới. Sự ưu tiên ấy phụ thuộc ở chính bạn. Đương nhiên bạn phải ưu tiên bài kiểm tra cuối khóa trong hai ngày tới hơn là một buổi đi dã ngoại cuối tuần. Trong một số trường hợp bạn phải bỏ qua những việc nhỏ để hướng đến những mục tiêu lớn. Và cũng có khi không phải chỉ là sự tương quan giữa những việc lớn và nhỏ, bạn phải hy sinh mơ ước này để đuổi theo một mục tiêu khác. Bạn biết đấy đó vừa là sự khó khăn vừa là nét thú vị của cuộc sống. Luôn có những người phải hy sinh gia đình vì công việc hoặc ngược lại. Và cho dù có một kế hoạch hoàn hảo đi chăng nữa, đôi khi bạn cũng mất mát một đìều gì đấy. Tuy nhiên tôi mong sự mất mát này chỉ là tạm thời vì bạn sẽ lại đặt ra kế hoạch để lấy lại những gì đã mất!
+ Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên. Công việc thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và cũng như những gì ta trù định. Đó là lý do tại sao người ta rất dễ lúng túng với những công việc mới. Bạn không thể nào biết được những việc bất ngờ phát sinh và sắp xếp kịp thời gian để giải quyết chúng. Những người chưa thạo việc đôi khi còn phải lấy quỹ thời gian cá nhân để giải quyết công việc. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm , hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Một người có trình độ chuyên nghiệp là một người lường trước được càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra, những đều có thể cản trở công việc của mình. Do đó bạn càng hoàn thiện mình bản kế hoạch của bạn càng hoàn hảo hơn.
+ Ngoài ra lời khuyên cho bạn là nên lập một kế hoạch linh hoạt, tùy từng trường hợp mà có thể bạn phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Vâng vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên đươc kiểm tra về độ logic, đương nhiên tôi không khuyên bạn đổi kế hoạch đến trường hôm nay bởi vì mình mới nổi cái mụn to và xấu quá (!!!)
Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn.
* Cách sắp xếp lịch trình được tóm gọn như sau:
Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý thời gian của mình:
- Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng để hy sinh thời gian vì nó.
- Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những người trong 18 năm học đã có thể nói được 2 ngoại ngữ, có người không xong nổi tú tài, ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người.
- Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian".
- Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh
- Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý.
Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm được để… nhớ ra lịch làm việc của mình.
Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch:
+ Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian còn lại để làm những gì bạn muốn.
+ Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn. Vâng hôm nay tôi muốn học nấu ăn trước khi làm bài tập hoặc tôi phải đi cắt tóc cái đã trước khi gặp cô bạn mới. Sự ưu tiên ấy phụ thuộc ở chính bạn. Đương nhiên bạn phải ưu tiên bài kiểm tra cuối khóa trong hai ngày tới hơn là một buổi đi dã ngoại cuối tuần. Trong một số trường hợp bạn phải bỏ qua những việc nhỏ để hướng đến những mục tiêu lớn. Và cũng có khi không phải chỉ là sự tương quan giữa những việc lớn và nhỏ, bạn phải hy sinh mơ ước này để đuổi theo một mục tiêu khác. Bạn biết đấy đó vừa là sự khó khăn vừa là nét thú vị của cuộc sống. Luôn có những người phải hy sinh gia đình vì công việc hoặc ngược lại. Và cho dù có một kế hoạch hoàn hảo đi chăng nữa, đôi khi bạn cũng mất mát một đìều gì đấy. Tuy nhiên tôi mong sự mất mát này chỉ là tạm thời vì bạn sẽ lại đặt ra kế hoạch để lấy lại những gì đã mất!
+ Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên. Công việc thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và cũng như những gì ta trù định. Đó là lý do tại sao người ta rất dễ lúng túng với những công việc mới. Bạn không thể nào biết được những việc bất ngờ phát sinh và sắp xếp kịp thời gian để giải quyết chúng. Những người chưa thạo việc đôi khi còn phải lấy quỹ thời gian cá nhân để giải quyết công việc. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm , hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Một người có trình độ chuyên nghiệp là một người lường trước được càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra, những đều có thể cản trở công việc của mình. Do đó bạn càng hoàn thiện mình bản kế hoạch của bạn càng hoàn hảo hơn.
+ Ngoài ra lời khuyên cho bạn là nên lập một kế hoạch linh hoạt, tùy từng trường hợp mà có thể bạn phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Vâng vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên đươc kiểm tra về độ logic, đương nhiên tôi không khuyên bạn đổi kế hoạch đến trường hôm nay bởi vì mình mới nổi cái mụn to và xấu quá (!!!)
Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn.
* Cách sắp xếp lịch trình được tóm gọn như sau:
- Vạch ra khoảng thời gian trống của cá nhân.
- Điền vào từng khoảng thời gian những công việc cụ thể: đầu tiên là những việc quan trọng nhất tiến hành trước, những việc còn lại theo sau.
- Luôn dành thời gian cho những sự việc bất ngờ.
- Kế hoạch có thể thay đổi khi cần thiết nhưng bình thường thì nên cố gắng làm đươc những gì đã đề ra
Thời khóa biểu cho một tuần làm việc
Dậy sớm hơn trong ngày đầu tuần
Tâm trạng mệt mỏi, chán nản, hay quên hay thiếu tập trung
đã trở nên quen thuộc với đa số dân văn phòng. Một cuộc điều tra ở Đức cho thấy,
80% số người được hỏi có tâm trạng xuống dốc thảm hại trong ngày đầu tuần. Áp lực
giao thoa của việc cần quyết định và kế hoạch cho tuần làm việc mới đều diễn ra
trong ngày càng gia tăng mức độ căng thẳng. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, để
bản thân tránh khỏi cảm giác chốn việc, dậy sớm đóng vai trò khá quan trọng. Bởi
sự căng thẳng có mối quan hệ chặt chẽ với thời gian. Một buổi sáng được chuẩn bị
kỹ lưỡng dẽ giúp bạn giảm thiếu sự mệt mỏi, có thời gian cho bữa sáng và vận động
nhẹ nhàng! Một bữa sáng dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho ngày làm việc tất bật
và chút âm nhạc sau khi đến cơ quan giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn nhiều!
Tưởng tượng trong ngày thứ ba
Nếu cho thứ hai là ngày quá độ giữa công việc và nghỉ
ngơi thì bạn cần đối diện với hiện thực vào ngày thứ ba, hãy để tinh thần hoàn
toàn tập trung cho công việc. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, 10h sáng ngày thứ
ba là thời điểm áp lực công việc lớn nhất, khiến mọi dây thần kinh đều phải
căng lên cho công việc. Đa số đều từ bỏ giờ nghỉ trưa để tranh thủ làm việc vào
ngày này. Chuyên gia kiến nghị, vào giờ cao điểm khoảng 10h sáng bạn có thể tiến
hành một bài rèn luyện tâm lý nhỏ, tìm một chỗ yên tĩnh, nhắm mắt lại, hít sâu
10-20 lần.
Mỉm cười vào thứ tư
Mỗi đến ngày thứ tư trong tuần, Hải nhân viên công ty tin
học mang một trạng thái thất thểu. Cuối tuần vừa có buổi dã ngoại vui vẻ với bạn
gái nhanh chóng cho vào lãng quên bởi nhịp độ công việc đến chóng mặt, dù cách
ngày nghỉ có 2 ngày nhưng với anh thật xa xăm. Chuyên gia cho hay, thứ tư là
ngày phải tiếp nhận nhiều thông tin nhất, gánh nặng về công việc cũng gia tăng
khiến tâm trạng chán nản không thể khá hơn. Vì vậy, giữ nụ cười là điều rất
quan trọng trong ngày này. Hãy để điều phiền toái biến mất trong những nụ cười
và những câu chuyện tiếu với đồng nghiệp. Ở thời điểm này, hướng về ý nghĩa mục
tiêu cuộc sống sẽ là động lực giúp bạn bước khỏi tâm trạng chán chường và tăng
cường sự tự tin cho chính mình.
Để ánh sáng thoải mái vào thứ năm
Nhiều người cho thứ năm là đêm tối trước bình minh bởi
đây là khoảng thời gian khiến con người cảm thấy mệt mỏi, phiền phức nhất và hiệu
quả công việc thấp nhất. Mọi sự tích lũy căng thẳng trong tuần dường như bùng
phát trong ngày thứ năm. Chuyên gia kiến nghị, bạn nên để toàn bộ đèn trong văn
phòng được bật sáng bởi chúng có thể giúp tâm trạng được bình tĩnh vui vẻ hơn.
Hơn nữa, sự mệt mỏi trong ngày thứ năm có quan hệ mật thiết đến sự thiếu dưỡng
khí, hãy đặt ở phòng làm việc cây xương rồng xinh xắn, chúng sẽ cung cấp lượng
không khí cần thiết là giảm thiểu cảm giác mệt mỏi!
Coi thứ sáu là thứ hai đầu tuần
Trải qua bốn ngày làm việc căng thẳng, tâm trạng dường
như thoải mái hơn rất nhiều trong ngày thứ sáu. Dù là ngày không mấy tâm trạng
làm việc nhưng kết quả điều tra cho thấy hiệu quả công việc của ngày thứ sáu
cao hơn nhiều các ngày còn lại trong tuần. Chính tâm lý thoải mái, sức tập
trung và xử lý công việc nhanh chóng đã nâng cao hiệu quả công việc. Chuyên gia
kiến nghị, tốt nhất bạn nên coi thứ năm là ngày thứ hai, nếu sự thư giãn thả lỏng
quá mức khiến bạn khó tránh khỏi tâm lý căng thẳng vào thứ hai.
Cuối tuần: Dành 1 tiếng để lên kế hoạch công việc tuần kế
tiếp
Sau một tuần làm việc với nhiều biến động, nhiều người lựa
chọn các cuộc họp mặt nhậu nhẹt để quên đi một tuần căng thẳng. Nhưng đây là
nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ, tạo áp lực cho ngày nghỉ còn lại. Để giải quyết
vấn đề này, tốt nhất hãy tận hưởng thời gian nghỉ ngơi và dành một giờ đồng hồ
để lên kế hoạch công việc cho tuần kế tiếp, điều này giúp tâm lý thoải mái mà
không mất đi không khí nghỉ ngơi ngày cuối tuần!
Quản lý thời gian - lập kế hoạch
Thứ nhất, xác định điều gì quan
trọng và cần thiết nhất cho bạn trong thời điểm hiện tại.
Thứ hai, tự lên kế hoạch cụ thể và thực hiện từng việc.
Thứ ba, chúng ta có thể làm được bất kì việc gì nhưng không có nghĩa chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc. Vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch cụ thể cho một ngày, một tháng và cả một năm của bạn. Sau đó, hãy thực hiện từng việc và luôn chú ý tập trung vào thời điểm hiện tại.
Giải quyết vấn đề thứ nhất bằng ma trận thời gian.
Thứ hai, tự lên kế hoạch cụ thể và thực hiện từng việc.
Thứ ba, chúng ta có thể làm được bất kì việc gì nhưng không có nghĩa chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc. Vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch cụ thể cho một ngày, một tháng và cả một năm của bạn. Sau đó, hãy thực hiện từng việc và luôn chú ý tập trung vào thời điểm hiện tại.
Giải quyết vấn đề thứ nhất bằng ma trận thời gian.
Chúng ta thường bị chi phối bởi hai yếu tố khẩn cấp
và quan trọng khi phải quyết định làm việc gì trước. Đa số chúng ta bị
câu thúc bởi yếu tố “Khẩn” và để mình bị cuốn vào dòng xoáy liên tục của các
công việc gấp rút, đến hạn, sát nút. Chúng ta ngỡ rằng mình làm đúng. Nhưng thực
tế không phải vậy. Có 4 nhóm công việc như sau:
1. Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng: (VD: Khủng hoảng, họp hành, hợp đồng đã đến hạn hoàn thành nhưng mới thực hiện được 50%, cứu vãn các mối quan hệ bị đổ vỡ…)
Cách xử lý: Làm ngay.
2. Các công việc quan trọng nhưng không khẩn: (VD: Lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, lập kế hoạch chi tiết và quản lý việc thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ đã đề ra. xây dựng các mối quan hệ, phát triển bản thân…)
Cách xử lý: Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian thích hợp để làm.
3. Các công việc khẩn nhưng không quan trọng (VD: Nghe những cú điện thoại cắt ngang, đọc những thư không quan trọng, nhiều hoạt động thông thường khác…)
Cách xử lý: Giao lại nhiệm vụ đó cho người khác
4. Các công việc không khẩn mà cũng chẳng quan trọng. (VD: Tán gẫu, chơi game, …)
Cách xử lý: Loại bỏ những công việc này
Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) đương nhiên sẽ được ưu tiên làm trước. Tuy nhiên, giải quyết các công việc ở nhóm 1 gây tổn hao rất nhiều tâm lực vì đó là những công việc căng thẳng, đầy khó khăn và sức ép.
Thực tế cho thấy nhóm công việc chiếm đại đa số thời gian của những người thành đạt không phải là những việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) mà là những việc quan trọng mà không khẩn (nhóm 2). Khi biết xử lý tốt nhóm công việc này trước khi nó trở nên gấp rút thì số lượng công việc phát sinh ở nhóm 1 sẽ giảm hẳn đi. Hơn nữa, việc xử lý các công việc quan trọng khi nó chưa trở nên khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lúc đã trở thành việc khẩn.
Còn những người làm việc không hiệu quả dành đa số thời gian của họ để giải quyết các công việc ở nhóm 3 và 4.
Bạn có thể sử dụng Ma trận quản lý thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng thời gian của mình trong ngày, trong tuần, trong tháng đã qua. Đặc biệt, bạn nên sử dụng Ma trận này trong việc lập kế hoạch công việc. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
1. Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng: (VD: Khủng hoảng, họp hành, hợp đồng đã đến hạn hoàn thành nhưng mới thực hiện được 50%, cứu vãn các mối quan hệ bị đổ vỡ…)
Cách xử lý: Làm ngay.
2. Các công việc quan trọng nhưng không khẩn: (VD: Lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, lập kế hoạch chi tiết và quản lý việc thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ đã đề ra. xây dựng các mối quan hệ, phát triển bản thân…)
Cách xử lý: Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian thích hợp để làm.
3. Các công việc khẩn nhưng không quan trọng (VD: Nghe những cú điện thoại cắt ngang, đọc những thư không quan trọng, nhiều hoạt động thông thường khác…)
Cách xử lý: Giao lại nhiệm vụ đó cho người khác
4. Các công việc không khẩn mà cũng chẳng quan trọng. (VD: Tán gẫu, chơi game, …)
Cách xử lý: Loại bỏ những công việc này
Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) đương nhiên sẽ được ưu tiên làm trước. Tuy nhiên, giải quyết các công việc ở nhóm 1 gây tổn hao rất nhiều tâm lực vì đó là những công việc căng thẳng, đầy khó khăn và sức ép.
Thực tế cho thấy nhóm công việc chiếm đại đa số thời gian của những người thành đạt không phải là những việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) mà là những việc quan trọng mà không khẩn (nhóm 2). Khi biết xử lý tốt nhóm công việc này trước khi nó trở nên gấp rút thì số lượng công việc phát sinh ở nhóm 1 sẽ giảm hẳn đi. Hơn nữa, việc xử lý các công việc quan trọng khi nó chưa trở nên khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lúc đã trở thành việc khẩn.
Còn những người làm việc không hiệu quả dành đa số thời gian của họ để giải quyết các công việc ở nhóm 3 và 4.
Bạn có thể sử dụng Ma trận quản lý thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng thời gian của mình trong ngày, trong tuần, trong tháng đã qua. Đặc biệt, bạn nên sử dụng Ma trận này trong việc lập kế hoạch công việc. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc cần làm.
Bước 2: Phân loại các công việc thành 4 nhóm dựa trên 2 tiêu chí khẩn và quan trọng, đưa vào Ma trận quản lý thời gian.
Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ thời gian hợp lý dành cho từng công việc.
Dừng lại suy nghĩ xem việc nào mới thực sự quan trọng và khẩn cấp trong các công việc bạn cần làm là một kỹ năng thiết yếu.
Chìa khoá quan trọng trong việc sử dụng được Ma trận quản lý thời gian là sau khi đã phân loại các công việc vào đúng nhóm, cần có ý chí và tính kỷ luật để kiên quyết xử lý được từng việc theo đúng thứ tự ưu tiên của chúng. Một trong những câu hỏi bạn cần đặt ra trước khi lao vào một việc không quan trọng là: “Nếu việc này không quan trọng, tại sao mình lại phải làm? Tại sao mình không bỏ nó đi hoặc giao nó cho người khác?”
7 lưu ý về kế hoạch để làm việc hiệu quả
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, công việc
luôn ùn tắc mặc dù bạn đã rất chăm chỉ và nỗ lực. Song, hiệu quả công việc luôn
làm cho bạn thất vọng, chán nản. Để giúp bạn vượt qua được "lực cản vô
hình" đó, bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Lên danh sách những việc cần làm trong: ngày, tuần,
tháng, năm.
Danh sách những công việc cần làm này cần ghi cụ thể ra
giấy cho từng khoảng thời gian : ngày, tuần, tháng, năm. Bạn nên thường xuyên
theo dõi thời gian biểu này và xoá đi những công việc đã thực hiện. Tuy nhiên,
tuỳ thuộc vào thực tế, các kế hoạch này cũng có thể thay đổi linh hoạt: bổ sung
hoặc lược bỏ một số việc. Ví dụ: hôm nay bạn không phải đi chợ, nấu ăn vì bạn
phải tới thăm một người bạn ốm. Bạn cần thích nghi với sự thay đổi này.
2. Việc cấp bách, quan trọng làm trước.
Sau khi liệt kê những công việc cần làm trong một khoảng
thời gian nhất định, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đó theo thứ tự cấp
bách, quan trọng thì làm trước. Và nếu có thể, bạn nên gộp vài việc lại với
nhau để cùng giải quyết. Ví dụ: bạn dự định trong tuần sẽ sửa lại nhà bếp, nhổ
chiếc răng đau và có một bữa ăn cho cả nhà. Tất nhiên, đến bác sĩ nhổ chiếc
răng đau là việc cần làm trước tiên. Việc sửa sang lại nhà bếp, bạn nên tiến
hành vào những ngày nghỉ cuối tuần. Và chiều chủ nhật, cả nhà bạn có một bữa ăn
chung la hợp lý.
3. Tập trung làm việc
Khi nào làm bất cứ chuyện gì, bạn nên tập trung vào việc
đó. Sự tập trung sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Nói
như vậy không có nghĩa là bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm, mà bạn còn phải để
mắt tới các việc khác nữa, nếu có thể thì kết hợp làm nhiều việc trong cùng một
thời gian. Ví dụ: nếu như đang soạn thảo một công văn, mà trong đầu bạn lại
đang lởn vởn nghĩ về cuộc cãi nhau với bạn gái tối hôm qua, thì bạn phải mất đến
gần cả buổi mới hoàn thành nó thay vì chỉ mất nửa giờ nếu như bạn tập trung.
4. Việc hôm nay chớ để ngày mai
Bạn nên cố gắng làm xong việc đã có trong kế hoạch của từng
ngày. Điều đó sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, hứng khởi để bước sang
ngày mới. Nếu trong ngày mọi việc không được giải quyết thì sẽ gây ùn tắc. Những
việc đó nếu làm về sau sẽ khó hơn hoặc không thể thực hiện. Những người thành đạt
luôn tuân thủ nguyên tắc này một cách triệ để.
5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi làm việc
Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của
bạn khi làm việc. Vì vậy phải tạo cho bạn một tâm trạng thoải mái, hứng khởi
khi làm việc, nó sẽ làm cho bạn say mê làm việc và quên hết mệt mỏi. Nếu bạn
coi công việc là một thứ nghĩa vụ và chỉ thực hiện bằng trách nhiệm, nó sẽ tạo
cho bạn tâm lý nặng nề khi làm việc. Và như thế, công việc dù dễ cũng trở thành
khó, còn việc khó sẽ là một việc không thể làm được.
6. Mỗi ngày lợi được một giờ
Bạn cần tạo cho mình thói quen sống ngăn nắp. Điều này sẽ
làm cho bạn tiết kiệm được thời gian, sức lực khi làm việc. Bạn đừng cho việc
này là nhỏ, vì chỉ cần tìm một tài liệu mà bạn đã bỏ ở đâu đó trong một đống
tài liệu mà bạn đang có, bạn đã mất khoảng 10 phút. Nó không chỉ tốn thời gian,
sức lực mà còn gây cho bạn sự bực bội, phân tán tư tưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu
quả công việc. Nếu sống ngăn nắp, gọn gàng, mỗi ngày bạn có thể tiết kiệm được
1 giờ làm việc. Thời gian tiết kiệm đó bạn có thể dành để làm những việc mình
yêu thích như: đọc sách, chơi thể thao, đi dạo… bạn sẽ thấy thoải mái, khoẻ khoắn
hơn và có một thể trạng tốt để làm việc ngày hôm nay.
7. Có thể lực tốt
Muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên bạn phải có một thể
lực tốt. Bạn cần tập thể dục, ăn ngủ điều độ, bền bỉ, tránh làm việc quá sức.
Không chỉ công việc phổ thông sử dụng cơ bắp, mà công việc đòi hỏi nhiều chất
xám cũng cần bạn có một thể lực tốt. Điều này càng cần khi nhịp sống công nghiệp
hiện nay đòi hỏi người lao động phải làm việc với một cường độ cao.
18 phút lên kế hoạch một ngày làm việc
Hôm qua tôi đã nảy ra trong đầu những ý định tuyệt vời.
Nhưng khi bước vào văn phòng, tôi có cảm giác mơ hồ về những công việc cần hoàn
thành. Hai tiếng, sau khi phải chiến đầu liên tục để giải quyết các vấn đề của
khách hàng, và xử lý hàng tá công việc được giao từ máy tính và điện thoại, tôi
gần như không thể nhớ ra mình muốn làm gì lúc đầu. Cảm giác như đang bị vây
hãm. Tôi hiểu rất rõ trạng thái này.
Khi dạy mọi người về cách quản lý thời gian, tôi luôn bắt
đầu bài giảng với một câu hỏi: "Trong số các bạn có bao nhiêu người có
quá nhiều thời gian rảnh rỗi và không biết làm gì với nó?". Trong mười
năm, đã không có một cánh tay nào giơ lên.
Điều đó có nghĩa hàng ngày chúng ta bắt đầu công việc và
biết rằng mình sẽ không thể hoàn thành hết được mọi thứ. Vì thế, cách thức
chúng ta sử dụng thời gian của mình chính là chìa khóa quyết định. Đó cũng là
lý do vì sao chúng ta nên lập cho mình một danh sách những việc cần làm và những
việc có thể bỏ qua. Từ đó tập trung vào những công việc quan trọng nhất.
Nhưng kể cả khi đã lập ra những danh sách này, thì khó
khăn nhất vẫn luôn là thực hiện nó như thế nào. Làm thế nào để bạn có thể thực
hiện đúng theo một kế hoạch mà quá nhiều yếu tố đe dọa không cho nó đi đúng đường?
Làm sao bạn có thể chỉ tập trung vào một vài việc quan trọng nhất khi mà có quá
nhiều việc đòi hỏi sự tập trung nơi bạn?
Chúng ta cần bí quyết.
Jack LaLanne, chuyên gia về vấn đề sức khỏe, biết rất nhiều
về những bí quyết. Ông ta nổi tiếng khi tự trói tay mình cùng với một chiếc
thuyền chở đầy người rồi bơi hơn một dặm. Nhưng ông không chỉ đơn thuần là một
người biểu diễn. Ông còn phát minh ra rất nhiều loại máy tập thể dục, bao gồm cả
những máy dùng ròng rọc và những quả tạ được sử dụng rộng rãi ở các phòng tập
trên toàn thế giới. Và chương trình của ông, The Jack Lalane Show, là chương
trình truyền hình dạy tập thể dục dài nhất được phát trên TV. Nó đã được phát
trong 34 năm.
Nhưng những điều đó không gây ấn tượng cho tôi. Ông ta có
một bí quyết mà theo tôi, đó mới chính là sức mạnh thật sự.
Đó là làm việc theo trình tự.
Ở tuổi 94, ông vẫn dành hai giờ đầu trong ngày để thực hiện
các bài tập thể dục, bỏ ra 90 phút nâng tạ và 30 phút dành cho đi bộ và bơi.
Ông ta làm vậy mỗi buổi sáng. Ông làm thế để hướng tới mục tiêu: trong ngày
sinh nhật thứ 95 của mình, ông sẽ bơi từ bãi biển California đến đảo Santa
Catalina, cách nhau khoảng 20 dặm. Ông cũng tỏ ra thích thú khi nói rằng: "Tôi
chưa thể chết được. Điều đó sẽ phá hủy hình ảnh của tôi".
Vì vậy ông luyện tập, một cách kiên định và cẩn trọng, để
hướng tới mục tiêu của mình. Ông ta lập đi lập lại những bài luyện tập hàng
ngày. Ông theo dõi sức khỏe của mình và hướng nó đi theo đúng lịch trình.
Quản lý thời gian cũng cần có trình tự như vậy. Đó không
đơn giản chỉ là những bản danh sách hoặc những ưu tiên mơ hồ. Làm như thể là
thiếu đi sự kiên định và cẩn trọng. Nó phải là một quá trình diễn ra liên tục;
chúng ta phải làm theo và không được để bất cứ vấn đề gì làm bản thân mất tập
trung vào những công việc ưu tiên này.
Theo tôi chúng ta chỉ cần làm theo ba bước và mất không đến
18 phút để kiểm soát công việc trong 8 giờ làm việc của một ngày.
Bước 1 (5 phút). Lập kế hoạch trong ngày. Trước khi bật máy tính, hãy ngồi xuống và viết
ra giấy những việc cần làm và quyết định xem hôm nay nên làm việc gì. Việc gì sẽ
xúc tiến cho mục tiêu của bạn và giúp bạn kết thúc một ngày làm việc với cảm
giác mình đã làm được nhiều việc hữu ích và thành công? Hãy viết những công việc
đó vào giấy.
Tiếp theo và quan trọng nhất, là hãy sắp xếp bản kế hoạch
của bạn vào lịch làm việc. Hãy xếp những công việc khó nhất và quan trọng nhất
vào khoảng thời gian đầu giờ làm việc. Và theo tôi, khoảng thời gian đầu giờ này,
nếu có thể, nên diễn trước cả khi bạn kiểm tra hòm thư của mình. Và nếu bản kế
hoạch của bạn không thể khớp được với lịch làm việc, hãy làm lại nó, sắp xếp lại
những công việc ưu tiên. Nó phải có ảnh hưởng lớn đến việc bạn quyết định sẽ thực
hiện công việc của mình ở đâu và khi nào.
Trong cuốn sách The Power of Full Engagement, Jim
Loehr and Tony Schwartz đã mô tả lại cuộc nghiên cứu với một nhóm phụ nữ đồng ý
tự thực hiện các bài tập luyện ngực trong 30 ngày. 100% những người phụ nữ trả
lời việc họ sẽ thực hiện bài tập ở đâu và khi nào đã hoàn thành bài tập. Chỉ có
53% những người không trả lời được câu hỏi trên hoàn thành bài tập này.
Trong một cuộc nghiên cứu khác, những người đang cai nghiện
đã đồng ý viết một bài luận và hoàn thành nó trước 5 giờ chiều trong ngày. 80%
số người trả lời câu hỏi họ sẽ viết bài luận ở đâu và khi nào đã hoàn thành nó.
Không một ai bỏ qua câu hỏi này hoàn thành.
Nếu bạn muốn hoàn thành công việc, hãy quyết định xem bạn
sẽ làm nó ở đâu và khi nào. Nếu không, hãy loại nó ra khỏi bản kế hoạch.
Bước 2 (1 phút mỗi giờ). Tìm lại sự tập trung. Hãy chỉnh đồng hồ, điện thoại, hay máy tính của
bạn để chúng kêu lên mỗi giờ. Khi chúng kêu lên, hãy thở sâu, nhìn lại bản kế
hoạch và tự hỏi bản thân rằng mình đã sử dụng một giờ vừa rồi hữu ích chưa. Sau
đó hãy nhìn lại lịch làm việc và cẩn thận xem xét công việc mình sẽ làm trong một
giờ tiếp theo. Quản lý công việc của bạn từng giờ. Đừng để thời gian chi phối bạn.
Bước 3 (5 phút). Đánh giá lại. Hãy tắt máy tính và đánh giá lại toàn bộ công việc bạn đã
làm trong ngày. Tự hỏi xem bạn đã thực hiện những công việc gì, tập trung vào vấn
đề nào, bạn bị phân tâm ở đâu, và điều gì sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn vào
ngày hôm sau?
Thế mạnh của việc thực hiện theo một trình tự chính là khả
năng dự báo. Bạn thường làm lặp đi lặp lại những công việc giống nhau với những
cách thức giống nhau. Và tác động của việc thực hiện công việc theo trình tự -
cũng đến từ khả năng dự báo của nó. Nếu bạn dồn toàn bộ sự tập trung của mình một
cách khéo léo và luôn tự nhắc nhở bản thân chỉ tập trung vào vấn đề đó, bạn sẽ
luôn giữ được sự tập trung cần thiết. Rất đơn giản.
Làm việc theo trình tự như thế có thể không thể giúp bạn
bơi qua eo biển của nước Anh, kéo theo một con tàu và hai tay bị trói. Nhưng nó
có thể giúp bạn có thể rời nơi làm việc với cảm giác mình đã thực hiện được rất
nhiều việc hữu ích và thành công.
Và, có phải đó chính là một ưu tiên cao hơn để bạn kết
thúc một ngày làm việc?
Đăng nhận xét