Một trong những cách "giữ nhiệt" sống và làm việc bền
vững nhất đó chính là bạn phải tự tạo động lực cho bạn chứ không phải chờ đợi sự
giúp đỡ của những người khác. Tuy nhiên, dù hiểu nguyên lý này nhưng khá nhiều
người không thể nào kiểm soát được cảm xúc, tinh thần và hành vi của mình mỗi
khi gặp sóng gió.
Trong khi không thể nào kiểm soát những điều sẽ xảy ra thì bạn
hoàn toàn có thể làm chủ cách phản ứng của mình. Cụ thể, mỗi khi rơi vào các
tình huống bế tắc, khó khăn hay gặp thất bại, hãy tự lấy lại cảm hứng sống bằng
cách tạo ra một môi trường tích cực bằng 16 bí quyết đơn giản sau đây. Chắc chắn,
bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và sớm muộn cũng sẽ khôi phục được động
lực làm việc.
1.
Biết mong đợi
Mỗi ngày hãy mong đợi một điều gì đó xảy ra. Bạn có thể đứng trước
gương và hét thật to ước muốn của mình. Chẳng hạn: "Tôi mong ngày hôm nay buổi phỏng vấn sẽ tốt đẹp",
"Tôi mong hôm nay sẽ hoàn thành tác phẩm của mình"....
Đặt ra các kỳ vọng hợp lý mỗi ngày là cách tuyệt vời để bạn biết
rằng bạn vẫn còn có mục tiêu cần hoàn thành và phải nỗ lực hết mình để đạt được
nó.
2.
Kiểm soát những thứ bạn có thể và dừng lo lắng về những thứ nằm ngoài tầm với
Bạn không thể kiểm soát nhiều thứ nhưng không phải là tất cả.
Hãy học cách nhận ra sự khác biệt giữa chúng để biết được đâu là điều cần tập
trung nhiều nhất.
Từ chối việc bị ám ảnh bởi những điều tồi tệ xảy ra, chấp nhận
đó là một phần của cuộc sống để bạn có thể trở nên mạnh mẽ, trưởng thành hơn và
rút ra bài học cho chính mình. Đôi khi, cuộc sống không diễn ra đúng với mong đợi
của bạn nhưng nếu càng sớm buông bỏ, bạn sẽ biết được bước đi tiếp theo của
mình càng nhanh và vững tin tiến về phía trước.
3.
Đọc và nghe thông tin tích cực
Nếu lấp đầy tâm trí của bạn với những thông tin tích cực và truyền
cảm hứng thì chắc chắn, bạn sẽ giữ được động lực. Do vậy, hãy tránh xa tin tức
giật gân hay các câu chuyện buồn mỗi khi cảm thấy sắp rơi vào trạng thái
"down mood".
Bạn có thể đến các hiệu sách, thư viện hoặc vào một quán café
sách để đọc ngấu nghiến tác phẩm yêu thích của mình. Các cuốn sách "self-help"
(phát triển bản thân), câu chuyện thành công hay quà tặng tâm hồn đều là những
lựa chọn thú vị dành cho bạn.
4.
Ở cạnh những người tích cực càng lâu càng tốt
Những người tiêu cực và các cuộc tranh luận chỉ càng khiến bạn bị
ám ảnh bởi sai lầm của mình và không thể nào tập trung vào mục tiêu được. Do vậy,
khi gặp thất bại hay bế tắc thì hãy tìm đến những người có cách sống tích cực
nhé.
5.
Nói những "câu thần chú" tích cực
Tương tự việc nói ra mong đợi của bạn thì sử dụng các "câu
thần chú" kiểu như "tôi
làm được", "tôi có thể vượt qua thất bại đó", "cơ hội sẽ đến
với tôi".... cũng là một cách tự tạo động lực rất hiệu quả.
6.
Rút ra bài học từ sai lầm
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, ít nhất là như vậy và chìa khóa
ở đây là học hỏi từ nó.
Từ bây giờ, mỗi khi thất bại, bạn có thể buồn nhưng đừng buồn
quá lâu. Hãy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, thừa nhận sai lầm, phân tích vấn đề
để tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
7.
Lập một kế hoạch
Có một câu nói rất nổi tiếng rằng: "nếu không lên kế hoạch nghĩa là bạn đã lập kế hoạch
cho thất bại". Bạn hiểu vấn đề rồi chứ?
Đừng vội vàng hành động mà hãy dành thời gian lập kế hoạch, hình
dung những gì cần phải làm từ lúc bắt đầu cho tới lúc đạt được kết quả. Nhờ vậy,
bạn cũng sẽ có nhiều ý tưởng hơn, cải thiện năng suất công việc hơn và còn dự
trù được các rủi ro cần phòng tránh.
8.
Ăn mừng vì thành tích đã đạt được, bất kể lớn hay nhỏ
Dù kết quả lớn hay nhỏ thì đó cũng là nỗ lực của bạn. Do vậy,
hãy trân trọng chúng và sử dụng chúng như là nguồn tạo động lực lớn nhất cho bạn.
9.
Tạo một nhóm hỗ trợ
Có một nhóm người cùng chung tư tưởng, quan điểm sống và tạo động
lực cho nhau là một điều vô cùng tuyệt vời. Họ luôn ở đó khi bạn thành công và
thất bại. Họ sẵn sàng mang đến cho bạn những lời động viên và ủng hộ sự lựa chọn
của bạn.
10.
Lập danh sách thuận lợi và khó khăn
Rơi vào trạng thái chán nản tuyệt vọng là điều chẳng ai muốn. Vậy
làm thế nào để những lúc thất bại, bạn không bị cảm giác những điều mình làm thật
vô nghĩa lấn át?
Một bí quyết được áp dụng bởi nhiều người đó là lập ra một danh
sách các thuận lợi và khó khăn. Từ đó, bạn sẽ hiểu được cơ hội, thách thức và
những gì phải làm để đạt được thứ bạn muốn.
11.
Nghĩ về tương lai
Tư duy hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai cũng là một
bí quyết tự tạo động lực hiệu quả.
Từ bây giờ, khi gặp thất bại, hãy tự hỏi bản thân nếu hôm nay
mình bỏ cuộc thì tương lai sẽ như thế nào? Nếu hôm nay vẫn còn lười biếng, trì
hoãn thì rồi công việc sau này liệu có cơ hội thăng tiến không?
12.
Nghĩ về mục tiêu
Nếu đã đặt ra mục tiêu cho mình và luôn nghĩ đến nó mỗi khi gặp
thất bại thì điều chắc chắn rằng bạn sẽ được thôi thúc bởi chính mục tiêu đó.
Bởi lẽ, khi chưa có được điều gì và đủ khao khát muốn chinh phục
thì tự nhiên, bạn sẽ tự đứng dậy được.
13.
Tưởng tượng
Tưởng tượng là một trong những khả năng quý giá nhất của con người.
Bởi, khi đã tưởng tượng thì chẳng có giới hạn nào cả. Ai bắt bạn phải trả lệ
phí cho việc tưởng tượng đâu?
Tuy nhiên, đừng mơ mộng quá nhé mà hãy sử dụng trí tưởng tượng của
bạn như là cách để duy trì những suy nghĩ tích cực và niềm tin về cuộc sống. Bạn
có thể nghĩ về một nơi tuyệt đẹp mà bạn luôn ao ước được đặt chân tới đó hay ngồi
trên chiếc ghế xoay tại công ty mà bạn sẽ dựng nên. Hãy nhắm mắt lại và tưởng
tượng bạn đang được sống trong khu cảnh tuyệt vời đó như một đứa trẻ.
14.
Nghỉ ngơi
Một nguyên tắc mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, uể oải đó là phải thư
giãn ngay lập tức. Bởi nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái này có thể làm
do mất ngủ, thiếu ngủ, làm việc quá sức hay suy nghĩ, lo lắng quá nhiều.
15.
Nghe nhạc
Âm nhạc đã được chứng minh là cách tuyệt vời để lấy lại tinh thần
và cảm hứng sống. Thế nên, hãy tạo một thư mục trên máy tính chứa tất cả các
bài hát tạo động lực bạn yêu thích nhất và bật nó lên khi "xuống tinh thần"
nhé.
16.
Tắm nước lạnh
Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng tắm nước lạnh là bí quyết giải tỏa
căng thẳng được rất nhiều người áp dụng.
Đăng nhận xét