1. Đặt mục tiêu thế nào để có thể đạt được?
Não
bạn chỉ làm việc hiệu quả khi có những thông tin hay yêu cầu thật sự rõ ràng.
Vì thế, cách mà bạn đặt mục tiêu phải đáp ứng được tiêu chí hoạt động của não:
có đầy đủ dữ liệu để hình dung và cài đặt chương trình hành động nhắm thẳng tới
mục tiêu. Và đây là nguyên tắc đặt mục tiêu phổ biến nhất mà rất nhiều người
thành công đã sử dụng: Nguyên tắc SMART.
Specific – Cụ thể, dễ hiểu. Đừng bảo rằng: Thu nhập của tôi phải cao hơn. Nhưng hãy xác định bạn muốn mức thu nhập của mình là 1000, 2000, hay 5000 đôla/tháng.
Measurable – Đo lường được. Đừng bảo rằng: Tôi phấn đấu
tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Nhưng hãy xác định: mỗi ngày hay
mỗi tuần tôi cần gặp gỡ bao nhiêu khách hàng mới.
Achievable – Vừa sức. Đừng mơ có “phép lạ” xảy ra cho dù
bạn đầy tràn năng lượng hay quyết tâm cao độ trong mục tiêu khởi sự một doanh
nghiệp nếu bạn chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, các mối quan hệ hay một số vốn cần thiết…
Realistic – Thực tế. Đừng tự lừa gạt mình khi bạn đang “sở hữu” 60 kg trọng lượng cơ thể với chiều cao 1,55 m mà muốn trở nên mảnh khảnh sau 2 tháng.
Realistic – Thực tế. Đừng tự lừa gạt mình khi bạn đang “sở hữu” 60 kg trọng lượng cơ thể với chiều cao 1,55 m mà muốn trở nên mảnh khảnh sau 2 tháng.
Timebound – Có thời hạn. Mục tiêu của bạn là tậu một căn
hộ mới, nhưng trong vòng bao lâu? Nếu không xác định thời gian hoàn thành, mục
tiêu này sẽ bị trì hoãn và bạn cũng khó lòng để thực hiện tiếp tục những mục
tiêu khác.
2. Mục tiêu đó có thật sự là điều cần thiết với bạn, cho
bạn không?
Một
khi bạn không biết vì sao bạn phải theo đuổi một việc gì đó thì chắc chắn bạn sẽ
không thể nào làm tới nơi tới chốn để đạt kết quả được. Và kết quả đó xem chừng
cũng vô nghĩa nếu nó không phải là điều bạn thật sự khao khát, ao ước, mong muốn
hay cần thiết cho bạn. Vì vậy, trước hết, bạn phải xác định rõ ràng mục tiêu mà
bạn vạch ra có phải, có nên, có đáng, có cần cho mình hay không. Điều này giúp
bạn hoặc bỏ ngay từ đầu để không phải lay hoay mất thời gian và công sức, hoặc
sẽ có động lực để vượt qua khi khó khăn hay thách thức xuất hiện.
Tóm
lại, mục tiêu đó phải xuất phát từ một động cơ quan trọng nào đó của bạn, hoặc
bạn phải tìm ra những lý do đủ mạnh thì bạn mới có thể theo đuổi tới cùng.
3. Phải làm gì bây giờ?
Ngồi
viết ra mục tiêu và hình dung những kết quả mình sẽ đạt được luôn mang lại cho
chúng ta sự hào hứng. Nhưng rồi, cũng chính những điều bạn hào hứng ấy sẽ làm bạn
hoang mang và nghi ngờ liệu rằng mình có thể đạt được không nếu bạn không vạch
ra một kế hoạch hành động cụ thể.
Bạn
phải viết ra cho được những điều bạn cần thực hiện thật chi tiết trong từng
tháng, từng tuần, thậm chí là từng ngày. Khi đã cầm bảng kế hoạch hành động
trong tay, bạn sẽ không còn cảm thấy áp lực và lo lắng về kết quả cuối cùng nữa,
lúc này, điều bạn cần bận tâm duy nhất là làm sao hoàn thành tốt nhất những việc
cần làm trong ngày mà thôi. Và nếu làm được như vậy thì đồng nghĩa với việc mỗi
ngày bạn đang tiến gần hơn mục tiêu của mình.
4. Năng lượng của tôi ở đâu?
Theo
đuổi mục tiêu không phải là chuyện ngày một ngày hai mà thành, đó là một hành
trình mà bạn phải luôn có đủ năng lượng và tốt nhất là năng lượng luôn ở mức dồi
dào. Năng lượng ấy đến từ việc bạn biết nhìn ra những thành quả mà bạn đạt được
trên từng chặng đường, thậm chí là trong từng công việc mà bạn hoàn thành tốt
trong ngày. Hãy biết tự khích lệ bản thân! Nếu một lúc nào đó bạn thấy mỏi mệt,
hãy nhìn về phần thưởng ở cuối chặng đường để bạn có thêm sức mạnh.
Tuy
nhiên, bạn cũng rất cần có người hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành, hay chí ít là nhắc
nhở bạn luôn nhớ về mục tiêu mà bạn đang theo đuổi. Vì vậy, đừng giữ mục tiêu
cho riêng mình, hãy mạnh dạn chia sẻ và bạn sẽ có được những hỗ trợ cần thiết.
Việc chia sẻ mục tiêu cũng giúp bạn có tính cam kết cao hơn.
Và
cũng đừng quên dành thời gian để nhìn lại từng chặng đường mình đã đi qua để kịp
thời điều chỉnh nếu bạn đi lệch đường, rời xa mục tiêu của mình.
Đăng nhận xét