Trong
cuộc sống nỗ lực là điều bất cứ ai cũng có, dù ít hay nhiều. Nhưng không phải
ai cũng biết, ngoài nỗ lực cần có sự thay đổi để thích nghi với môi trường thì
mới có thể thành công được.
Có một con ruồi nhỏ bị giam trong một căn phòng kín bao vây bởi những ô cửa
kính. Ruồi tìm mọi cách đập vào cửa kính để tìm lối thoát ra nhưng vô vọng.
Với nỗ lực và lòng kiên trì, ruồi nghĩ rằng “Nếu như không đạt được một
điều gì đó thì đơn giản là cần phải tập trung nhiều sức lực vào nó hơn”. Vậy
là ruồi ta tiếp tục quăng cả thân mình vào cửa kính với hy vọng có thể vượt qua
chướng ngại vật và tìm được tự do.
Tuy nhiên, nỗ lực điên cuồng thì chẳng đem lại điều gì cả. Một con ruồi nhỏ
bé dù có nỗ lực đến đâu đi chẳng nữa cũng không thể làm vỡ cửa kính cứng rắn
kia được. Ruồi biết điều đó, nhưng nó bế tắc bởi không làm được gì khác, và nó
quyết định lao đầu vào làm điều vô vọng.
Kết quả là sau bao nỗ lực, ruồi vẫn rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Nó tìm
thấy nơi trú ẩn cuối cùng trên bậu cửa sổ.
Có một điều mà con ruồi hoàn toàn không biết đó là cách cửa sổ mười bước
chân, ở một góc của căn phòng, cửa ra vào vẫn mở. Ruồi chỉ mất khoảng vài giây
để bay qua đó, len qua khe cửa và trốn thoát ra ngoài. Việc này đòi hỏi một phần
nghìn nỗ lực mà con ruồi đã bỏ ra để làm vỡ kính cửa sổ.
Tự do ở đó, lối thoát ngay bên cạch, chỉ dễ dàng thế thôi. Nhưng tại sao ruồi
không tìm được?
Tại sao ruồi lại bị thuyết phục bởi ý kiến cho rằng chính lối thoát đó sẽ
mang đến khả năng đạt được sự tự do mà nó khao khát?
Tại sao con ruồi nhỏ bé lại quyết tâm dồn tất
cả sức lực của mình vào con đường ấy? Vì sao nó cố đâm vào tấm kính đến hơi thở
cuối cùng mà không thử thay đổi chiến thuật một lần?
Tất nhiên, đây là cách thức của con ruồi và hoàn toàn logic với chiến thuật
của nó. Ruồi bị đóng đinh bởi suy nghĩ rằng cứ nỗ lực hết mình thì sẽ có được
thành công, dù việc khó đến đâu đi chăng nữa.
Con ruồi không biết rằng, yếu tố quyết định thành công còn có môi trường và
những cơ hội. Việc thay đổi để thích nghi với môi trường hay chớp lấy cơ hội mới
là điều quan trọng nhất, chứ không phải nỗ lực điên cuồng và mù quáng.
Trong cuộc sống cũng vậy, nỗ lực là điều tất cả chúng ta đều có, dù ít hay
nhiều. Ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn có một công việc ổn định và kiếm
thật nhiều tiền. Và tất nhiên, ai cũng nỗ lực để thực hiện mục tiêu của mình.
Nhưng không phải ai cũng biết, ngoài nỗ lực cần có sự thay đổi để thích nghi với
môi trường thì mới có thể thành công được.
Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang bước đi trên con đường mà chính các bạn
cũng lờ mờ nhận ra nó sẽ không đưa bạn đến cái đích mình muốn.
Thế nhưng, các bạn vẫn bước, vẫn cố chấp đi vào ngõ cụt bởi vì các bạn đi
theo xu hướng của đám đông, các bạn sợ mình sẽ thua thiệt nếu không làm theo
cách mà mọi người vẫn đang làm. Vô hình chung, bạn biến thành người sống để đeo
đuổi giấc mơ và đam mê của người khác.
Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn có thể nhìn vào cuộc đời “huyền thoại”
Steve Jobs để thấy ông đã thay đổi và thích nghi như thế nào.
Năm 30 tuổi, Jobs bị Apple - công ty do chính mình sáng lập sa thải. “Tôi
đã bị sa thải, thậm chí còn bị họ công khai chỉ trích” – Jobs chia sẻ.
Năm 1985, trong giai đoạn khủng hoảng tuổi 30, Jobs từng băn khoăn tự hỏi
liệu mình nên tham gia vào chính trị hay trở thành một phi hành gia hay không?
Tuy nhiên sau đó, ông tiếp tục thay đổi chiến thuật và sáng lập nên công ty máy
tính NeXT.
Gần một thập kỷ sau đó, Steve Jobs quay trở lại Apple và mang đến cuộc cách
mạng mới cho các sản phẩm iPod, iPhone, và iPad nhờ sự sáng tạo và thích nghi
không ngừng nghỉ.
Đăng nhận xét