Chúng ta vẫn
thường hiểu lòng từ bi chính là sự chịu đựng, buông bỏ và nó có vẻ mâu thuẫn
với quá trình thực thi công lý. Điều đó liệu có đúng hay không? Sau đây,
xin trích một số lời của Đức Dalai Lama, từ sách Beyond religion – Ethics for
whole world để trả lời cho câu hỏi trên:
1. Nguyên tắc
của lòng từ bi – cầu mong cho người khác thoát khổ – không liên quan gì đến việc
đầu hàng các hành động sai trái của người khác. Lòng từ bi cũng không đòi hỏi
chúng ta chấp nhận sự bất công một cách yếu đuối. Không hề khuyến khích sự yếu
đuối hay thụ động, lòng từ bi đòi hỏi phải có sự dũng cảm và nghị lực lớn
lao.
2. Lòng từ bi
không bao hàm ý nghĩa đầu hàng trước sự sai trái hoặc bất công. Khi một hoàn cảnh
bất công đòi hỏi sự phản ứng mạnh mẽ, không phải là thái độ chấp nhận sự bất
công, mà là lập trường chống lại nó. Nó cũng bao hàm ý nghĩa rằng lập trường
như thế phải là bất bạo động. Bất bạo động không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối,
mà đúng hơn, nó là dấu hiệu của sự tự tin và lòng can đảm.
3. Tùy vào
hoàn cảnh, có khi không phản ứng bằng những biện pháp mạnh, thì sẽ khiến cho kẻ
gây hấn tiếp tục có hành vi tai hại, thậm chí có thể làm cho bạn chịu trách nhiệm
một phần về tác hại mà những kẻ ấy tiếp tục gây ra. Ngoài ra, không làm gì để
chống lại hành vi như thế, trên thực tế, sẽ khuyến khích những kẻ bất hạnh đó,
tiếp tục hành vi thậm chí càng tai hại hơn, gây ra tác hại lớn hơn cho người
khác, và về lâu về dài, cho chính họ.
4. Có một câu
chuyện từ miền Nam Tây Tạng từ một người kể cho một người bạn nghe rằng, “Một
người như thế, như thế đánh tôi, tôi giữ im lặng; ông ta đánh tôi lần thứ hai,
tôi giữ im lặng; ông ta đánh tôi lần thứ ba, tôi giữ im lặng, ông ta tiếp tục
đánh tôi, tôi vẫn giữ im lặng.” Đây không phải là biểu hiện của lòng từ bi.
Đây là sự yếu đuối, và không phải là phương cách đúng đắn.
5. Khi hệ thống
luật pháp xem sự đoàn kết quốc gia và trật tự xã hội là ưu tiên, và xem bất kỳ
hành động nào phá vỡ những giá trị đó là phạm luật, thì hệ thống pháp luật ấy
không phục vụ cho công lý thật sự.
6. Mục đích tự
thân của việc trừng phạt không phải là gây đau khổ. Đúng ra, sự đau khổ do trừng
phạt đem đến phải có một mục đích cao hơn, đó là làm cho kẻ phạm tội thôi không
lặp lại hành động tội lỗi, và ngăn ngừa người khác thực hiện hành động tương tự.
Do đó, trừng phạt không phải là sự trả đũa mà là sự ngăn ngừa.
7. Sự trừng phạt
có một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự điều chỉnh hành vi của con
người, ngăn ngừa thói xấu cũng như tạo cho dân chúng cảm giác yên tâm và tin tưởng
vào luật pháp.
8. Sự trả đũa
hung bạo, phản ứng một cách hung hăng trước một cuộc tấn công – là một cái gì
đó có gốc rễ sâu xa trong bản năng của con người. Trong chuyện này, chúng ta,
không phải là không giống loài thú, khi bị đe dọa, có thể chiến đấu tới chết.
Thế nhưng, sự trả thù hình như là một đặc điểm riêng của con người, liên quan đến
khả năng ghi nhớ của chúng ta. Trong xã hội sơ khai, sự trả thù có thể là cần
thiết để sống còn, nhưng khi xã hội phát triển, người ta nhận thức được hậu quả
tiêu cực của sự báo thù và giá trị của sự tha thứ. Tôi nghĩ rằng, đây chính là
văn minh.
9. Chìu theo
ham muốn báo thù sẽ tạo ra một bầu không khí sợ hãi, làm tăng thêm lòng hận
thù, oán ghét. Vì thế, sự trả thù không có chỗ đứng trong sự thực thi công lý.
10. Hãy nhớ rằng
ngay cả một tội phạm cũng là một con người, giống như các bạn vậy, và họ có khả
năng thay đổi. Cứ trừng phạt một kẻ thủ ác tương xứng với tội lỗi, nhưng đừng
vì mục đích trả thù. Thay vào đó nên nghĩ đến tương lai, và nghĩ cách để tội ác
khỏi bị lặp lại.
Đăng nhận xét