Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

Quản lý thời gian là gì và Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả ...


Quản lý thời gian là gì? Quản lý thời gian có nghĩa là kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thời gian và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó.
Để quản lý thời gian tốt hơn, chúng ta cần đặt câu hỏi:
- Chúng ta đang cố gắng đạt điều gì?

- Những gì cản trở ta đạt đến điều đó?

Quản lý thời gian là gì? Cần làm gì để quản lý thời gian
Đã bao nhiêu lần bạn nói rằng: “Giá mà thời gian trong ngày dài hơn thì tốt!”.
Bạn luôn phải đối mặt với những thời gian chót cũng như các vấn đề cần phải giải quyết. Lúc nào cũng phải làm cho kịp thời hạn, phải giải quyết cho xong các vấn đề và lúc nào cũng có các đòi hỏi đặt ra trên quỹ đạo thời gian của bạn.
Nhưng thành thật mà nói nhiều người trong chúng ta đã phải công nhận rằng chúng ta chưa bao giờ dành thời gian để suy nghĩ về cách thức sử dụng thời gian của mình sao cho tốt hơn. Chúng ta làm việc theo những kiểu nhất định chúng ta tìm cách để đương đầu với công việc hằng ngày và tự bằng lòng để mọi việc diễn ra như là chúng vốn thế.
Trong số tất cả các nguồn lực mà nhà quản lý có thể sử dụng, thời gian là thứ quý giá nhất và cũng là thứ khó nhất để có thể sử dụng sao cho tốt. Khi thời gian trôi đi vô ích nó sẽ không bao giờ có thể quay lại nữa.
Có thể chắc chắn một điều là nếu bạn không quản lý và kiểm soát được thời gian của chính mình, bạn sẽ thấy khó khăn hơn trong việc kiểm soát và quản lý những thứ khác.
Mục tiêu cần đạt:
- Nhận diện các cách gia tăng hiệu suất và hiệu quả thông qua việc quản lý thời gian tốt hơn.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các đòi hỏi đối với quỹ thời gian của bạn và xác định ưu tiên của chính bạn.
- Biến nhiều mục tiêu của bản thân thành hiện thực hơn bằng cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
- Phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản lý thời gian và đưa ra cách giải quyết chúng.

Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
Thời gian của mỗi người đều như nhau (chúng ta đều có 24h/ngày) nhưng do đặc thù công việc của từng người nên mỗi chúng ta đều có cách quản lý thời gian khác nhau. Dưới đây là những cách giúp chúng ta quản lý thời gian hiệu quả.

Phương pháp đèn giao thông


Khi tham gia giao thông có 3 loại đèn mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy đó là Đèn Xanh, Đèn Đỏ, Đèn Vàng… Đèn Vàng là loại đèn báo tín hiệu chúng ta chuẩn bị dừng lại… Đèn Xanh là đèn báo chúng ta được tự do đi lại… Đèn Đỏ là bắt buộc chúng ta phải dừng lại.

Liên tưởng tới công việc của chúng ta cũng vậy, khi gặp đèn đỏ nghĩa là có công việc mà chúng ta bắt buộc phải làm. Nghĩa là khi liên tưởng tới đèn đỏ chúng ta bắt buộc phải làm việc đó ngay. Còn đèn Vàng nghĩa là loại công việc mà chúng ta nên làm, chuẩn bị phải làm.
Ví dụ như: Thứ 6 tuần sau chuẩn bị phải làm báo cáo… nghĩa là chúng ta có 1 tuần để chuẩn bị làm báo cáo… Còn đèn xanh nghĩa là công việc không quá quan trọng trong lúc này… và chúng ta có đủ thời gian để làm từng bước một…
à  Buổi sáng khi bắt đầu làm việc chúng ta phải xác định xem công việc nào là đèn đỏ chúng ta làm trước, công việc nào đèn vàng chúng ta chuẩn bị làm, và đèn xanh thì chúng ta có đủ thời gian để xử lý…

Xây dựng thứ tự ưu tiên


Đầu tiên chúng ta phải xây dựng công việc nào là Quan trọng, công việc nào có tính cấp bách. Kế đó chúng ta phải xác định xem công việc nào Quan trọng có mức độ cao, công việc nào quan trọng có mức độ thấp. Công việc nào có tính rất cấp bách cần làm ngay, công việc nào có tính cấp bách có thể làm sau.
Từ đây chúng ta sẽ chia ra các công việc hàng ngày theo loại A B C
  • Loại A: Công việc bạn nên tập trung hoàn thành việc khó và công việc này rất gấp, cần hoàn thành mỗi ngày.
  • Loại B: Công việc hàng ngày phải giải quyết, công việc rất quan trọng nhưng có nhiều thời gian xử lý.
  • Loại C: Công việc nên làm khi có thời gian, công việc này không gấp và ít quan trọng hơn so với các công việc khác.
===> Sơ đồ đánh giá việc nào là loại A B C

Hãy đặt ra câu hỏi việc này có gấp và có quan trọng hay không? Việc này bạn có cần hoàn thành nó ngay hôm nay hoặc có tính quan trọnghoàn thành GẤP ngay bây giờ ==> công việc này gấpcần xử lý ngay thì nó sẽ đưa vào loại A (cần xử lý ngay)

Nếu công việc có gấp nhưng tính quan trọng thì bình thườngcó thời gian để xử lý ===> mình có thời gian để xử lý vậy nó sẽ được đưa vào công việc loại B
Công việc có phải thường xuyên phải làm hay không? Nó không quá quan trọng và là công việc hàng ngày thì nó sẽ là công việc loại C.
Xây dựng đồ thị thời gian cho công việc của mình
  • Việc rất khẩn cấp và rất quan trọng.
  • Việc quan trọng và ít khẩn cấp.
  • Việc khẩn cấp và ít quan trọng,
  • VIệc ít khẩn cấp và ít quan trọng.
Xây dựng Mục tiêu Smart

Smart = S + M + A + R + T

S = Specitic: Đặt mục tiêu cần có tính cụ thể, phải rõ ràng
M = Measureable: Chúng ta phải đo lường được công việc
A = Achievable: Có tính khả thi, công việc có khả năng đạt được và chúng ta phải xử lý và kiểm soát được vì nếu chúng ta làm 1 công việc quá dài thì nó sẽ khiến chúng ta bị lãng phí thời gian.
R = Result Oriented: Nhắm tới kết quả ==> khi làm phải nhắm tới kết quả mình muốn là gì
T = Time Bound: Công việc nào cũng vậy chúng ta cần có quỹ thời gian hạn định, phải luôn luôn kiểm soát hạn định và kiểm soát giới hạn không để nó vượt quá thời gian của mình. Vì nếu không kiểm soát thời gian thì sẽ gây ảnh hưởng tới các đồng nghiệp và đôi khi gây ảnh hưởng tới công việc chung một cách nghiêm trọng.
à Khi làm thì cần xử lý theo mục tiêu Smart

Cần xây dựng lưới cải thiện năng lực


Xây dựng kế hoạch hoạt động theo 4 tiêu chí: Bắt đầu thực hiện, Thực hiện cách khác, Tiếp tục thực hiện, Ngưng thực hiện.

Bắt đầu thực hiện: Các hoạt động mới hoàn toàn, cần phải thực hiện trong tương lai. Công việc cần thiết rồi và chúng ta cần phải thay đổi và làm luôn.
Thực hiện cách khác: Các hoạt động hiện đang làm, nên được tiến hành theo một cách khác. Luôn suy nghĩ xem làm thế nào để làm một cách khác để tốt hơn
Tiếp tục thực hiện: Bất kỳ hoạt động nào hiện nay cần phải tiếp tục tăng cường hoặc cần phải làm một cách thường xuyên hơn.
Ngưng thực hiện: Các hoạt động hiện tại không còn phù hợp theo yêu cầu hoặc đã chuyển giao cho người khác hoặc cần phải tránh. Thường ngày chúng ta có rất nhiều công việc cần làm nhưng chúng ta ko hiểu phải làm nó như thế nào thì chúng ta cần ngưng thực hiện ngay. Nghĩa là ko cần thiết phải làm nữa vì nó ko còn hiệu quả, thậm chí công việc dù chúng ta có làm thì cũng ko có hiệu quả gì
à Cần theo dõi Lưới cải thiện năng lực để quản trị thời gian một cách hiệu quả hơn.



Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.