Một chính trị gia dừng lại và hỏi:
“Làm thế nào để mua sự thật? Giá bao nhiêu?”. Nhà hiền triết đáp: “Giá của sự
thật là sự thật. Và ông sẽ được tặng thêm tự do và hạnh phúc”. “Xin ngài cho biết
cụ thể hơn?”. Chính trị gia hỏi tiếp: “Xin thưa - nhà hiền triết trả lời - Cứ mỗi
tối trước khi đi ngủ, ông trung thực trả lời ba câu hỏi sau:
1- Tôi đã sống đúng với sự thật?
1- Tôi đã sống đúng với sự thật?
2- Tôi đã dám sống cho sự thật?
và
3- Tôi đã sống vì sự thật
không?
Giá để trả cho món hàng sự thật là ông sống với (cảm nghiệm), sống cho (phục vụ), và sống vì (bảo vệ) sự thật. Khi ông sống như thế, ông sẽ được sự thật, và còn được tặng thêm tự do và hạnh phúc nữa”.
Chính trị gia cầm món “sự thật” về nhà bắt đầu thực hành với ba câu hỏi trên. Nhưng chỉ vài hôm sau, ông đã trả lại món hàng ấy vì hằng ngày ông thường bàn đến chiến tranh, thế lực, phe nhóm, hơn thua. Ông thừa nhận rằng, ông chưa đủ can đảm lên tiếng bênh vực cho nạn nhân vô tội. Ông chưa can đảm bảo vệ sự thật cho các nước nghèo và dân tộc xấu số. Tiền bạc và quyền lực xem chừng mạnh hơn sự thật.
Một nhà tu đi ngang qua nghe ông cụ rao: “Mời mua sự thật, mời mua sự thật. Mua một tặng hai”.
Tò mò, tu sĩ dừng lại và nói: “Tôi là người rao giảng sự thật, ông biết gì về sự thật mà bán?”.
Nhà hiền triết tươi cười đáp: “Con rất mừng và cám ơn ngài là người rao giảng sự thật. Chỉ có điều là nếu ngài muốn có tự do và hạnh phúc thật sự thì xin ngài cầm lấy món hàng “sự thật” và thử dùng xem sao?”.
Sau khi được giải thích về giá cả, nhà tu đưa “sự thật” về nhà và bắt đầu thực hành. Nhưng cũng chỉ vài hôm sau, vị tu sĩ cũng trả nó lại, vì mỗi lần đọc kinh nguyện, tiếng kêu khóc của người nghèo, của những quả phụ, của các em nhỏ, của nạn nhân bị áp bức bất công như nhảy múa trên từng trang kinh. Người tu sĩ thấy rằng, mình có sống với sự thật, nhưng mình chưa can đảm sống cho và vì sự thật. Sự thật mời gọi mình đi ra khỏi cảnh yên hàn cửa nhà tu để đến với những con người đang bị chà đạp phẩm giá. Ông thấy rằng, sự yên ổn ngại dấn thân dường như mạnh hơn sự thật mà ông đang rao giảng, điều này làm ông trả lại “món hàng”.
Tiếng rao: “Mời mua sự thật, mời mua sự thật, mua một tặng hai” vẫn được vang lên.
Một cụ già nông dân dừng lại và nói to: “Sự thật có cóc gì mà phải mua. Sự thật là quà tặng. Tôi được tặng nó từ lâu rồi”. Nhà hiền triết tỏ vẻ vui mừng, nói: “Chúc mừng bác. Thế ai tặng cho bác?”. Ông nông dân đáp: “Tôi không biết ai đã tặng tôi, nhưng từ nhỏ ba tôi đã dạy tôi chỉ sống từng ngày. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, ba giúp tôi nhìn thẳng vào lòng mình và trả lời ba câu hỏi thật nghiêm túc: 1- Tôi có sống thật với nhân phẩm cao quí của tôi không? 2- Tôi có sống cho những gì mà tôi yêu, tôi tin không? Và 3- Tôi có can đảm làm chứng cho sự thật không? Nhà hiền triết mỉm cười mãn nguyện và thưa: “Bác đã có tất cả rồi. Chúc mừng bác”.
* * *
Bạn thân mến, câu chuyện tưởng tượng trên một lần nữa đề cao giá trị của sự thật. Nói đến sự thật ai ai cũng mong mỏi và khao khát để chiếm lấy, vì nó rất trong sáng, rất tinh tuyền và rất mạnh mẽ. Ai dám sống với, cho và vì sự thật thì sẽ cảm nghiệm thế nào là tự do và hạnh phúc đích thực.
Sự thật là điểm chuẩn trong gia đình, trong đoàn thể, và trong xã hội. Quan tòa tìm sự thật để kết tội hay tha bỗng cho bị cáo. Sự thật có thể dẫn người ta đến hòa khí, tha thứ nhưng khi không chấp nhận sự thật người ta có thể chia tay. Sự thật có thể giúp người ta tìm ra ánh sáng, hạnh phúc, nhưng khi không chấp nhận sự thật, người ta có thể vì xấu hổ, rút lui vào bóng tối của ẩn ức, hận thù.
Giá của sự thật phải được “mua” bằng sự thật! Nếu không phải mua bằng sự thật thì điều gì có giá trị hơn sự thật để mà đổi chác? Một tội nhân được ơn thứ tha chỉ khi anh ta thật lòng nhìn thấy sự thật là mình đã lầm lỗi. Mối quan hệ rạn nứt chỉ có thể hàn gắn khi nhận ra sự thật rằng mình cũng có phần trách nhiệm trong sự việc này. Lòng mình không bình an thì cần phải nhìn sự thật là có khi mình còn kiếm tìm và lo xây thành đắp lũy cho cái tôi của mình.
Đăng nhận xét