Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

Làm sao có được một cuộc sống vui vẻ, không lo toan muộn phiền ...

Con người từ khi sinh ra, ai mà không muốn bản thân mình có được một cuộc sống vui vẻ, không lo toan muộn phiền. Nhưng mà bạn biết không, niềm vui không phải do người khác cho, mà là từ suy nghĩ, cảm nhận trong nội tâm mỗi người.
Tuy rằng, bạn không thể kiểm soát hết những điều sẽ xảy đến với mình, nhưng bạn có thể tự chủ được suy nghĩ và hành động của bản thân. Cuộc sống có nhiều sự lựa chọn, tại sao bạn không chọn một cuộc sống vui vẻ thay vì suốt ngày lo lắng, buồn rầu!
Cùng một việc, mỗi người sẽ có suy nghĩ, cảm nhận không giống nhau, từ đó sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Có 3 câu “thần chú” rất đơn giản sẽ giúp bạn vui vẻ hơn, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Hai học sinh cùng làm một bài tập giống nhau, với cùng một lượng kiến thức và hiểu biết như nhau. Khi làm được nửa câu, một cậu nói: “A, thích quá! Bài tập làm được một nửa rồi”. Còn người kia lại nói: “Thiệt thảm quá, làm lâu như vậy, mới được có một nửa”. 
Kết quả là người mang thái độ vui vẻ hoàn thành bài tập với tốc độ nhanh, mà còn rất thoải mái ghi nhớ những nội dung mấu chốt. Người kia vì bị ảnh hưởng của tâm lí chán chường, lo lắng, tính toán liên tục có sai sót, càng vội càng sai, vì thế cũng càng chậm, cuối cùng tiến trình và chất lượng bài tập bị ảnh hưởng lớn.
Nói đến đây bạn đã đoán ra câu “thần chú” thứ nhất là gì chưa? Câu “thần chú” thứ nhất chính là “Quá tốt rồi!” hoặc “Vậy thì tốt rồi”.
Người lạc quan thường nói: “Quá tốt rồi!”, “Vậy thì tốt rồi!”. Câu nói này là một yếu tố tâm lí làm động lực giúp ta vượt qua khó khăn. Bạn nhớ nhé chỉ có vui vẻ đối mặt với khó khăn, mới có thể vượt qua nó, hãy luôn suy nghĩ theo chiều hướng lạc quan giống như cậu học sinh lạc quan đó vậy.
Có hai người nọ, đều vừa mới tốt nghiệp, một người với tấm bằng loại giỏi và một người loại khá. Nhìn vào kết quả học tập, ai cũng nghĩ người loại giỏi chắc chắn sẽ được tuyển. Suốt quá trình phỏng vấn, trong khi người loại khá tự tin, ngẩng cao đầu, thoải mái trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, thì người loại giỏi lại ngồi co rúm, cúi thấp đầu, trả lời lí nhí, mặc dù câu trả lời của anh ta đều chính xác, còn người loại khá có câu đúng, câu sai. Cuối cùng, nhà tuyển dụng lần lượt hỏi hai người câu cuối cùng: “Bạn có thể đảm đương công việc này chứ?”. Người loại giỏi khá bối rối trước câu hỏi này, nói: “Chắc là tôi sẽ làm được”, trong khi người loại khá trả lời một cách rõ ràng rành mạch: “Tôi chắc chắn làm được!”. Cuối cùng, nhà tuyển dụng tuyên bố người loại khá được tuyển dụng, người loại giỏi bị loại, anh ta rất bất ngờ và hỏi: “Tại sao chứ? Tôi học giỏi hơn anh ta, các câu hỏi đều trả lời chính xác.” Nhà tuyển dụng chỉ cười nói: “Tôi không thể giao công việc quan trọng này cho một người không tin chắc anh ta có thể làm được, tôi cần sự tự tin, nhưng bạn không có nó.
Bạn có thể đảm đương công việc này chứ?. Câu hỏi nghe ra thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng dám trả lời một cách dứt khoát: “Tôi chắc chắn làm được!”. Nó không phải chỉ là một câu hỏi có lệ, mà nó là sự kiểm tra cuối cùng của nhà tuyển dụng về sự tự tin của bạn, quyết định bạn được tuyển dụng hay không? Nếu bạn có chút không tự tin thì câu trả lời của bạn sẽ là: “Tôi nghĩ tôi có thể làm được.”, Chắc là tôi sẽ làm được.”, “Tôi không làm được.” Thử đặt mình là nhà tuyển dụng, bạn có dám giao công việc cho một người mà ngay cả anh ta cũng không chắc mình làm được hay không?
Đúng vậy, “câu thần chú” thứ hai chính là: “Tôi chắc chắn làm được!
Người tự tin thích nói: “Tôi chắc chắn làm được!”. “Tôi chắc chắn làm được!” và “Chắc là tôi sẽ làm được”, Tôi không làm được!”, có bản chất hoàn toàn khác nhau. “Tôi chắc chắn làm được!” là tố chất cần có của một người thành công, mà “Tôi không làm được! lại là nguyên nhân chính của một người thất bại  -  mất đi sự tự tin.
Tiểu Minh rất thích giúp đỡ người khác, câu cửa miệng của cậu ấy chính là: “Tôi giúp bạn”, lúc nào người ta cũng thấy cậu ấy tươi cười, vui vẻ, hầu như không có chút phiền muộn, lo âu nào. Ngược lại với Tiểu Minh, Tiểu Giao thì lúc nào cũng ảo não, mệt mỏi, câu mọi người thường nghe xuất phát từ miệng Tiểu Giao là: “Bạn giúp tôi với!”. Nghe qua câu chuyện của hai bạn, ai cũng nghĩ chắc là gia đình Tiểu Minh rất giàu, không thiếu thốn gì cả, nên mới sống an nhàn như thế! Không ai biết được, mỗi ngày sau giờ học, Tiểu Minh đều phải đi làm thêm kiếm tiền mua thuốc cho người mẹ bị bệnh hiểm nghèo của mình. Trong khi đó, gia đình Tiểu Giao lại thuộc loại khá giả, không việc gì phải lo lắng. Thật ra, chính vì được giúp đỡ người khác mà Tiểu Minh có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, cậu ấy cảm thấy bản thân mình rất có ích. Còn Tiểu Giao nhờ vả được một lần, lại thích nhờ vả lần thứ hai, cô bé luôn vì những chuyện nhỏ nhặt mà buồn rầu, suy nghĩ, nên lúc nào cũng có vẻ chán chường.
Câu thần chú thứ ba chính là: “Tôi giúp bạn!
Người vui vẻ thường nói: “Tôi giúp bạn!” Người chán chường thường nói: “Bạn giúp tôi!”. Giúp người làm niềm vui, hơn hết là một loại suy nghĩ, thái độ đối với cuộc sống và nguyên tắc làm người. Nếu như bạn có thể thật tâm, không toan tính mà giúp đỡ người khác, bạn sẽ trải nghiệm được niềm vui trong cuộc sống này. Quá trình giúp đỡ người khác bạn sẽ nhận ra giá trị của bản thân mình, sẽ có cảm giác bản thân cũng rất giỏi, rất tốt. sau khi có thể giúp đỡ ai đó, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui, không ngừng mỉm cười và cảm thấy cuộc sống này rất có ý nghĩa.

Ba câu “thần chú”: “Quá tốt rồi!”, “Tôi chắc chắn làm được” và “Tôi giúp bạn” giúp tôi có được sự lạc quan, tự tin và vui vẻ, từ đó tôi đã lựa chọn làm bạn với niềm vui để có cuộc sống luôn vui vẻ mỗi ngày. Một điều cuối cùng, tôi muốn nhắc bạn, mỗi ngày đừng quên tặng cho chính mình một nụ cười thật tươi nhé!

Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.