Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

“Hãy nghĩ ra phương pháp khoa học nhất để không thắc mắc sai lầm ngay từ lúc khởi đầu!” ...

Chiều nay ba nhờ con bọc hộ mấy cuốn sách, con khệ nệ bê sách từ tầng trệt lên tầng hai, mở điều hòa, tivi lên xem, sau đó vừa ngồi xổm bọc sách vừa theo dõi chương trình ca nhạc rất sôi động.

Khi thấy ba tỏ ý trách con sao phải khổ sở bê sách từ tầng trệt lên tầng hai rồi phải ngồi bọc sách với tư thế không thoải mái như thế, con đã trả lời: “Ba không biết là bọc xong mấy chục quyển rồi con mới tìm ra cách bọc hiệu quả này à, mà con cũng chẳng để ý đến việc phải bê vác đâu, con có sức khỏe mà”.

Về chuyện con xem tivi, ba không định nói nhiều, nhưng ba cần nghiêm chỉnh nhắc nhở con thế này: “Khi làm việc gì đó, nếu không tính toán trước mà đã bắt tay ngay vào, rồi nghĩ rằng sẽ mò mẫm rút kinh nghiệm trong khi làm, đó là cách nghĩ của 30 năm về trước, nhưng cho đến ngày nay mà áp dụng như thế thì là sai rồi”.



Con có thể nói lại rằng: “Học hỏi từ những sai lầm thì có gì không đúng?” Thế thì ba hỏi con: “Tại sao lại không thể làm đúng ngay từ lúc khởi đầu?”

Trong một đám nguời cạnh tranh nhau, nguời như thế nào sẽ giành thắng lợi? Đương nhiên đó sẽ là nguời làm sai ít nhất.

Giống như việc lái xe đi tìm nhà vậy, những lúc không vội vàng gì, con có thể nói, cứ từ từ mà tìm, đi quá rồi thì quay lại. Nhưng thiết nghĩ, tại sao con lại không xem trên bản đồ, vạch ra lộ trình, tránh phải “từ từ tìm” hay “sai thì quay lại”.

Như vậy con đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian để làm việc khác. “Thời gian”, đó mới chính là vấn đề quan trọng. Ba mươi năm trước xe cộ còn ít, con có thể dễ dàng quay đầu xe, nhưng ngày nay đâu đâu cũng là đường một chiều, chỉ e một khi con đã chạy qua rồi thì phải mất rất nhiều thời gian, con mới có thể tìm thấy chỗ để quay đầu xe.



Vậy tại sao lại phải vội vàng hành động như thế? Hôm nay, con đã phạm phải khuyết điểm. Đó là sự vội vàng xuất phát. Ở cái thời đại cần sự hiệu quả này, nguời nào không có kế hoạch trước mà đã vội vàng hành động thì ắt hẳn nguời đó sẽ thất bại ngay từ khi công việc chưa bắt đầu.

Không hiểu rõ đối thủ của mình đã vội vàng xuất binh thì đã nắm chắc phần thất bại ngay từ khi chưa cần nổ phát súng nào, mà sự thất bại trong chiến trận rất có thể phải trả giá bằng máu.

Ba đã từng đọc trên báo về cái chết li kì ngay trên ghế lái của một nguời tài xế. Đầu anh ta thò ra ngoài cửa xe nên bị thân xe và cột điện ép đến nát thịt. Kết quả điều tra cho thấy, nạn nhân quay đầu xe trong đêm tối, thò đầu ra ngoài để quan sát phía sau cho rõ, nhưng đường thì chưa kịp nhìn rõ mà đã quay đầu xe, và tài xế thiệt mạng. Đây không phải là một hậu quả đau xót của việc không suy nghĩ kĩ mà vội vàng hành động hay sao?

Nên nhớ thời đại ngày nay so với 30 năm về trước hoàn toàn khác rồi. Thời đại Nông nghiệp dựa vào tri thức truyền thụ bằng miệng và kĩ thuật đạt được do dày công khổ luyện; nhưng ngày nay khoa học kĩ thuật và viễn thông phát triển, đối với một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ, con người cũng có thể có đầy đủ thông tin, cho dù con không có chút kĩ thuật nào thì con vẫn có đầy đủ những máy móc cơ giới phù hợp để sử dụng.

Thế nên, con hoàn toàn có thể đạt được thành công. Nói một cách khác, những nguời chờ đợi rút ra kinh nghiệm nhờ những sai lầm mắc phải chắc chắn sẽ bị lạc hậu và gặp phải thất bại. Xin đừng nói bây giờ con còn nhỏ nên cần phải học hỏi nguời lớn dần dần, bởi vì 18 tuổi đâu còn nhỏ nữa.

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều nguời trẻ tuổi, chưa đến 20 đã thành danh, chẳng hề thua kém những nguời được gọi là trưởng thành, họ rất có phong cách, rất hấp dẫn, rất có kinh nghiệm, rất quyết đoán. Những kinh nghiệm ấy ở đâu ra vậy? Trên sách vở, trên máy tính và trong cuộc sống.

Khoa học kĩ thuật ngày nay có thể dùng máy tính để thử những vụ nổ hạt nhân, có thể ngồi trong nhà để tạo ra sóng gió bão bùng, có thể đào tạo những phi hành gia bằng những mô hình của tên lửa, có thể biểu diễn hòa nhạc trên máy vi tính…

Những nguời trẻ tuổi đó biết sử dụng sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật cộng với việc không có sự bó buộc khuôn giáo của công việc trước kia nên họ mặc sức mà phát huy sức tưởng tượng, chính vì thế họ có thể tạo ra những thành công đáng ngạc nhiên. “Anh hùng ngay từ lúc còn thiếu niên”, câu nói này đã có từ mấy nghìn năm nay, nhưng ngày nay nó đúng hơn bất kì lúc nào khác.

Thậm chí, chúng ta có thể nói: Thiếu niên không thành anh hùng thì con đường phía trước sẽ gặp nhiều khó khăn. Như việc một đám người thi chạy, nếu ngay từ lúc đầu anh không thể vượt lên trên nguời khác thì chỉ e phía trước có quá nhiều nguời thì sau đó có chạy nhanh hơn cũng khó lòng phát huy được.

 Lại trở về câu chuyện ban đầu. Con có biết một công nhân ở Thư cục Đài Bắc một ngày có thể bọc được bao nhiêu quyển sách như thế này không? - 400 quyển! Còn con, có 7 quyển mà cặm cụi bọc trong cả nửa tiếng đồng hồ! Tại sao lại có sự chênh lệch đáng kể như vậy? Bởi vì họ biết lợi dụng mặt bàn và tường nhà để chặn lấy mép giấy, không cho nó di chuyển, rồi cẩn thận dán hồ lên một cách chính xác.

Trước khi làm việc, họ đã nghiên cứu phương pháp nên hiệu quả công việc mới cao như vậy. “Mò mẫm rút kinh nghiệm từ những sai lầm”, câu này đã lỗi thời rồi. Hôm nay ta phải nói: “Hãy nghĩ ra phương pháp khoa học nhất để không thắc mắc sai lầm ngay từ lúc khởi đầu!”

Ngay từ niên thiếu, nếu không dũng cảm vượt lên thì con đường trước mặt sẽ rất khó khăn.


Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.