Cùng nhau mở rộng chân trời kiến thức Chia sẻ để thấu hiểu!

Bài học đáng ngẫm nghĩ về sống và làm việc có trách nhiệm ...

Khi bạn sống có trách nhiệm, bạn sẽ luôn được người thân, bạn bè và đồng nghiệp tin tưởng và kính trọng.
 Sau giờ ngoại khóa, cả lớp vội vàng thu dọn đồ đạc, bàn ghế mang vào, ai cũng muốn nhanh để về nên hôm sau tới lớp, bàn ghế ngổn ngang và bừa bộn, những học sinh trong 2 tổ được phân công kê xếp và quét dọn quay ra đổ trách nhiệm cho nhau, cãi nhau ầm ĩ. 
Thầy chủ nhiệm phải đứng ra phân giải mới yên nhưng nhiều học sinh vẫn còn rất ấm ức. Thầy chủ nhiệm ra hiệu cho cả lớp im lặng và nói: “Thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện về trách nhiệm để các em tự suy xét về việc mình đã làm ngày hôm qua nhé”.
Ở trường Đại học Oxford nổi tiếng có nhà hát Sheldonian rất bề thế và hoành tráng do kiến trúc sư tài năng Christopher Wren (1623-1723) thiết kế.
Nhiều người tin rằng, thời gian sẽ không thể làm nhà hát suy chuyển, nhưng 300 năm sau người ta phát hiện một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Đó là 20 thanh xà ngang làm bằng gỗ sồi nguyên cây trên mái vòm bắt đầu bị mục nát và cần thay thế ngay lập tức nếu không sẽ rất nguy hiểm. Những người lãnh đạo Oxford rất lo lắng vì việc thay thế 20 thanh xà ngang bằng gỗ sồi nguyên cây là việc quá sức của họ, vì gỗ sồi khi ấy vô cùng đắt đỏ.
Đúng lúc họ đang đau đầu tìm cách thì người làm vườn lâu năm vào báo rằng, trong vườn cây của nhà trường có hơn 20 cây sồi lớn với kích thước đủ tiêu chuẩn để làm xà ngang thay thế. Tại sao lại có việc này? Bởi người kiến trúc sư lỗi lạc đã sớm biết điều này sẽ xảy ra nên ông đã cho trồng trong khuôn viên trường rất nhiều cây sồi, giờ đây những cây sồi này còn vượt quá tiêu chuẩn để làm xà ngang tốt.
Tất cả mọi người nghe xong đều mừng rỡ và thực sự cảm phục người kiến trúc sư lỗi lạc. 300 năm, mộ phần của ông giờ đã hòa vào cùng đất mẹ vậy mà trách nhiệm trong công việc của ông vẫn tồn tại đến bây giờ. 

Kể xong câu chuyện thầy chủ nhiệm nói: “Những con người làm việc và cống hiến với tinh thần trách nhiệm cao thì đến cả ngàn năm sau họ cũng không bao giờ bị lãng quên”.



Đăng nhận xét

[blogger][facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.