Doanh
nhân Carnegie từng nói, “Thành công của một người, ước tính 15% nằm ở kiến thức
và kỹ năng, 85% còn lại nằm ở giao tiếp.”
Vậy thì cách giao tiếp như thế nào mới khiến người khác cảm thấy
thoải mái, đồng thời có tác dụng với sự thành công của bạn?
Dưới đây là 16 cách giao tiếp khiến người khác cảm thấy thoải
mái vui vẻ:
1. Hành vi khen ngợi
Lấy ví dụ như sau, nếu như đối phương là một đầu bếp, vậy thì đừng
nói: “Bạn quả thực là một đầu bếp tài ba”. Bởi có thể trong tâm họ biết
còn có nhiều đầu bếp khác giỏi hơn họ.
Thế nhưng nếu bạn nói với họ: “Một tuần bạn thường xuyên đến
nhà hàng họ làm để dùng bữa”. Đây mới chính là lời nói thông minh.
2. Khen ngợi thông qua người thứ ba
Nếu như đối phương được nghe lời khen ngợi từ bạn thông qua người
thứ ba, vậy thì so với việc bạn trực tiếp khen sẽ khiến cho họ có một sự
ngạc nhiên.
Ngược lại, nếu như bạn muốn chê trách đối phương, thì nhất
định không nên thông qua một người thứ ba, tránh việc thêm dầu vào lửa.
3. Những lời nói khách sáo cũng chỉ nên vừa đủ
Những lời khách sáo để biểu đạt sự cảm kích và tôn trọng của bạn
thế nhưng chỉ nên vừa đủ.
Người khác giúp đỡ bạn một chút việc, bạn chỉ nên nói “cám ơn,
xin lỗi, hoặc đã làm phiền bạn rồi”
Còn những câu như “tôi học ít hiểu biết ít, mong bạn sau này hướng
dẫn dạy tôi…”. Với những lời khách sáo quá mức như vậy thì không nên nói.
4. Khi được người khác tán dương, chỉ cần nói cám ơn là đủ
Hơn một nửa số người khi được tán dương sẽ chỉ mỉm cười. Chi
bằng như vậy thà rằng cứ thẳng thắn chấp nhận và nói câu “cám ơn.”
Có đôi khi đối phương khen ngợi trang sức hay một thứ đồ gì đó của
bạn, nếu như bạn nói: “Đây chỉ là đồ rẻ tiền mà thôi!”. Như vậy ngược lại sẽ
khiến cho đối phương cảm thấy lúng túng.
5. Dựa vào mức độ quan hệ thân thiết hay không mới đưa ra những
lời chê trách
Những lời nói thật lòng bao giờ cũng khó nghe, cho dù là bạn có
ý tốt, thế nhưng đối phương không hẳn là sẽ hiểu, thậm chí còn hiểu nhầm ý
tốt của bạn. Trừ khi bạn và đối phương có một mối quan hệ thật thân thiết hoặc
sự tin tưởng, nếu không tốt nhất không nên đưa ra những lời chê trách bừa bãi.
Ngoài ra cách nói khiến đối phương dễ dàng tiếp nhận đó là: “Về
việc của bạn.. tôi có một vài cách nghĩ như sau, bạn có thể thử xem sao.”
6. Chọn thời điểm để nói
Tốt nhất không nên nói vào buổi sáng thứ Hai đầu tuần, lúc
này dường như mọi người đều ở trong tâm trạng bận rộn đầu tuần. Ngoài ra
cũng không nên nói vào buổi chiều thứ Sáu cuối tuần, nhằm để tránh ảnh hưởng
đến tâm trạng nghỉ ngơi cuối tuần của đối phương.
7. Chú ý hoàn cảnh
Không nên phê bình trách móc đối phương khi có đồng nghiệp hay bạn
bè khác ở bên cạnh, những lời nói này nên nói riêng tư với nhau.
Khi đưa ra những lời phê bình, đồng thời cũng nên đưa ra những ý
kiến khuyên nhủ cách sửa chữa ra sao, như vậy những lời phê bình của bạn mới
càng có tính thuyết phục.
8. Không nên nói: Quả là không sai!
Đây là cách nói tồi tệ nhất, khi đối phương nghe thấy như vậy,
trong lòng khó tránh khỏi suy nghĩ: “Rõ ràng là bạn đã biết rõ lại còn hỏi?”.
Vì vậy chỉ cần nói thêm: “uhm!”
9. Hãy sửa những câu nói nửa miệng
Chúng ta thường hay có thói quen nói những câu cửa miệng. Thế
nhưng thường sẽ gây cho đối phương sự phản cảm. Ví dụ: “Bạn có hiểu ý của
tôi nói không? Bạn đã nắm rõ chưa, cơ bản là…”
10. Bỏ những câu chữ không cần thiết
Một số người với mỗi câu nói đều có thói quen thêm vào những từ
ngữ như: “uhm, à,…” vào đằng sau. Với những hoàn cảnh đặc biệt hay trang
trọng, sẽ khiến cho mọi người có cảm giác bạn không nghiêm túc không đủ tự tin.
11. Không nên hỏi người không thân quen câu tại sao
Nếu như hai người không quá thân với nhau, nếu bạn hỏi “tại
sao?”, đôi lúc như vậy sẽ mang theo hàm ý truy hỏi, quan tâm hơi sâu vào đời
tư.
Ví dụ: Tại sao bạn lại làm như thế, tại sao bạn lại có quyết định
như vậy.
Vì vậy tốt nhất nên tránh nói như vậy.
12. Đừng cho rằng mọi người đều biết bạn
Khi chạm mặt người đã từng gặp gỡ qua, thế nhưng sự quen biết
không thân, tuyệt đối không nên nói: “Bạn có nhớ mình không?” Bởi
chẳng may đối phương không nhớ ra, họ sẽ lúng túng.
Cách tốt nhất nên làm đó là tự giới thiệu về bản thân: “Xin
chào, tôi là…, rất vui khi lại được gặp bạn.”
13. Từ chối khéo léo không gây thất lễ
Khi dùng bữa, nếu như chủ nhân mời bạn ăn món ăn mà bạn không muốn
ăn.
Bạn có thể nói: “Xin lỗi, tôi không ăn món này được
nhưng tôi sẽ ăn nhiều hơn một chút…”
Việc này sẽ khiến cho đối phương cảm nhận thấy bạn thực lòng
thích và cám ơn vì những đồ ăn mà họ đã chuẩn bị.
Nếu như bạn đã ăn no, thì có thể nói: “Những món ăn này
thật ngon, nếu như không phải là đã quá no thì tôi thực sự muốn ăn nhiều thêm
chút nữa.”
Hoặc có những cách từ chối khéo léo khác. Trong rất nhiều
trường hợp xã giao, uống rượu là việc khó tránh khỏi.
Bạn không nên nói rằng: “Tôi không uống rượu,” như
vậy có thể sẽ khiến đối phương cụt hứng.
Bạn có thể nói một cách hài hước hơn như : “Tôi khá giỏi
trong việc rót rượu cho mọi người.”
14. Không biết đừng giả vờ rằng biết
Nếu như bạn không nắm rõ về vấn đề mà mọi người đang đề cập đến,
vậy hãy thẳng thắn nói: “Vấn đề này tôi không rõ.”
Đối phương cũng sẽ không làm khó cho bạn. Nếu như bạn không
biết nhưng lại giả vờ là biết, sẽ dễ dàng nói sai và bị phát hiện.
15. Nắm rõ kỹ năng chậm 1 giây khi nói chuyện
Khi nghe người khác nói xong, trước khi đến lượt bạn nói,
hãy tạm dừng 1 giây. Điều này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy bạn vừa
chăm chú lắng nghe họ nói.
Nếu như bạn lập tức nói luôn, sẽ khiến cho đối phương cảm
thấy dường như bạn chỉ muốn họ mau kết thúc những lời đang nói.
16. Mỉm cười từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến đời tư
Nếu như đối phương hỏi đúng những câu hỏi riêng tư mà bạn không
muốn trả lời, hoặc những vấn đề bạn không thấy thoải mái khi chia sẻ, có
thể mỉm cười nói với đối phương: “Tôi không có cách nào để trả lời câu
hỏi này.”
Như vậy sẽ không làm cho đối phương cảm thấy khó xử, hơn nữa lại
có thể giữ được bí mật của bạn.
Nếu có thể nhớ những kỹ năng giao tiếp trên đây thì đến khi
gặp phải vấn đề mới có thể làm được tốt hơn..
Mối quan hệ, sự giao tiếp của bạn cũng sẽ trở lên tốt hơn.
Đăng nhận xét